Anh là một nhà báo năng nổ, nhiệt huyết… Qua một chặng đường dài tác nghiệp, anh cảm nhận về cuộc sống, về những kiếp người đau khổ cần phải có những giải pháp thiết thực để có được cuộc sống an yên hơn. Và hành trình quyết tâm thay đổi từ nhà báo sang làm nghề Y anh đã nhận được khá nhiều những hỷ nộ ái ố của cuộc đời. Anh muốn sự nghiệp gầy dựng của mình sẽ được hai đứa con trai tiếp bước và phát huy những hoài bão của mình qua những lời tâm sự đầy xúc động. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của chính tác giả Tuệ Lâm.
Viết cho 2 con Càng Cua- Bò Cạp: Năm 2003, ở tuổi 24, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian 2 năm ở Cà Mau tại Dự án đưa 500 Trí thức trẻ về 52 xã nghèo khó nhất thuộc 10 tỉnh nghèo của Việt Nam do TƯ Đoàn phối hợp với Bộ Nội Vụ tổ chức, ba về lại Sài Gòn, chính thức trở thành Phóng viên Báo Khoa học và Đời sống.
Nghề báo đi nhiều, gặp nhiều, va chạm nhiều đã giúp ba sớm nhận ra CUỘC ĐỜI cơ bản là những khổ đau. Và đa phần người ta đau khổ vì bệnh tật, mất mát. Cũng từ đây, ba bắt đầu quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe, về y học. Đó là năm ba 25 tuổi!
Hồi đó địa bàn ba phụ trách thông tin là mấy tỉnh Tây Nguyên. Hồi đó, tuổi trẻ của ba gửi lại ở khắp các vùng rừng cư trú của người Mạ (Đồng Nai), người Sitêng (Bình phước), người K’Ho (Lâm Đông), người Raglai (Ninh Thuận), người Xê-đăng (KonTum), người Bahna (Gia Lai)… Ba thích lang thang và các buôn làng, thích ngồi trong nhà sàn, nhà rông, thích ngồi bên bếp lửa uống rượu cần và nghe các già làng kể chuyện sinh tồn giữa rừng sâu, và những chuyện ly kỳ về các cây thuốc giấu (chỉ truyền trong tộc người).
Hồi đó, khi tìm tòi, khám phá về những vị thuốc quý, những bài thuốc hay của các tộc người, ba thường biến các cuộc phiêu lưu nhỏ của mình thành những bài viết đăng báo. Khi ấy, ba chỉ đơn thuần tìm hiểu để viết bài, để thỏa chí bản thân, hoàn toàn không nghĩ gì đến việc ứng dụng để giúp người. Sau này, khi chuyển qua làm Biên tập viên NXB CAND, rồi báo CAND và Chuyên đề An Ninh Thế giới, ba vẫn giữ niềm đam mê ấy!
NHỮNG CUỘC ĐỜI BUỒN
Hồi đó, ở tuổi 27, ba bắt đầu quan tâm đến những bệnh nhân ung thư. Ba thấy cuộc đời của họ sao mà đau buồn quá, bệnh tật không lối thoát, khổ sở đau đớn trăm bề, thân mang trọng bệnh thì bị chồng bỏ rơi, rồi bán sạch nhà cửa lo cho các đợt hóa xạ trị, rồi bị bọn ác lừa bán đủ thứ tào lao được gọi là thần dược như sừng tê giác, sừng con dinh, đông trùng hạ thảo.. và nấm phá gỗ được gọi là cổ linh chi. Thương họ đã khổ sở lại gặp bọn lừa đảo, ba dấn sâu viết những bài vạch trần về sừng tê giác làm bằng sừng trâu, đông trùng hạ thảo làm từ bột mì, tổ yến huyết là từ sợi miến cùng hóa chất… Và cũng vì thương người bệnh, viết báo có tiền, ba hay dành dụm giúp những bệnh nhân ung thư cơ hàn. Hồi đó ba dân tỉnh lẻ vào Sài Gòn lập nghiệp cố gắng chắt chiu dành dụm mua được cái nhà nhỏ 10m2 ở quận 7, thoát khỏi cái cảnh ở thuê, khi ba mãn nguyên rồi, nên làm có dư, ba thường giúp người bệnh!
Tuệ Lâm với những lần đi tìm tư liệu quý từ các cao nhân
Năm 28 tuổi, ba nhận ra những bài viết của mình chẳng giúp ích được gì nhiều cho bệnh nhân ung thư bởi họ chẳng mấy khi đọc báo, bởi họ vẫn bị bọn kinh doanh bất lương bủa vây lừa đảo đủ đường. Và ba cũng nhận ra những đồng nhuận bútcủa mình khivào tay người bệnh ung thư như gió vào nhà trống. Ba thấy tiền mà ba giúp họ chẳng đủ để họ xua đi nỗi lo lắng, sợ hãi mỗi khi rớt toa (là phải mua máu để truyền), chẳng thể giúp họ giảm đi sự mệt mỏi rã rời sau mỗi đợt hóa xạ trị. Cũng chẳng giúp họ chống được cơn ác mộng bệnh đến hồi di căn hay giúp họ vẫn còn hy vọng sống khi được báo sĩ báo hung tin… bệnh ở giai đoạn cuối!
Tuổi 28, ba đã gặp, đã chứng kiến nhiều bi kịch đời người khổ đau vì bệnh nan y… và bừng cháy lên mong muốn phải làm điều gì đó khác hơn để giúp họ và cũng là giúp chính mình nếu lỡ mai này, mình hay người thân lâm bệnh. Ở tuổi 28, ba ý thức được rằng nếu không có lối đi khác, nếu chẳng may mình hay người thân bị bệnh, thì cuộc đời sẽ chẳng khác gì những người khác. Sẽ lo lắng, sợ hãi, rồi quay cuồng mua thứ này thứ kia uống theo kiểu cầu may để rồi toàn bị lừa gạt. Hay vật vã với các cuộc hóa xạ trị, rồi chết trong đau đớn cùng quẫn vì nhà cửa bán sạch để điều trị…
LẠC GIỮA MÊ HỒN TRẬN
Khi ấy ba sợ ghê lắm. Ba đi gặp nhiều thầy thuốc Đông y tìm hiểu sâu về ung thư, để rồi nhận ra rằng.. PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH. Để phòng bệnh, thì phải có kiến thức, phải biết ăn uống thứ gì là tốt, thứ gì có hại, thứ gì vừa tốt vừa có hại để mà phòng. Khi đó, ba đọc sách y học nhiều dữ lắm. Và rồi, khi tiếp cận các bản thảo trứ danh như Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Những cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam (ĐỖ Tất Lợi), Thần Nông Bản Thảo Kinh (bản địch Đào Ẩn Tích), Thuật Trường Sinh (lương y Tam Anh)… ba vỡ òa hạnh phúc khi phát hiện công dụng của linh chi. Nó không mơ hồ, chung chung hay vô căn cứ như nhiều thứ cây thuốc được bọn dân buôn tung hô thái quá, thậm chí phịa đặt để bịp người bệnh. Nó (linh chi) được các y gia y sư thể hiện bằng các tài liệu y học hẳn hoi rằng là dược liệu càng dùng lâu dài càng tốt cho sức khỏe, có tác dụng vị bệnh (phòng bệnh) lại chữa được nhiều bệnh. Và đặc biệt, linh chi được ghi nhận tốt cho bệnh nhân ung thư, giúp họ tăng cường hệ miễn dịch, giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất và tía xạ, kháng khối u, giúp kéo dài sự sống!
KHI BIẾT VỀ LINH CHI NHƯ THẾ, ba quyết định mua về dùng và giúp người bệnh. Nhưng hỡi ơi, khi ba bước vào thế giới linh chi, chẳng biết đường nào mà lần, bị lừa đủ đường. Người bán linh chi Hàn Quốc tuyên bố linh chi Hàn Quốc là tốt nhất thế giới. Sang của hiệu khác, người bán cười khẩy bảo Linhnchi Hàn Quốc sao bằng Nhật, thứ gì của Nhật cũng tốt, trong đó có linh chi. Tiếp tục tìm hiểu, ba được người bán linh chi trồng trong nước cảnh báo mấy thứ linh chi Nhật-Hàn toàn đồ đểu nhập từ Trung Quốc, phải là linh chi trồng mới tốt. Rồi người bán linh chi tự nhiên thì bài kích linh chi trồng, bảo linh chi trồng sinh trưởng trong phòng kín yếm khí chẳng được nắng mưa sương gió tôi luyên nên chẳng có tác dụng dược liệu, phải nấm linh chi tự nhiên, mà là nấm cổ trăm năm to bằng cái mâm ăn cơm tính dược ngời ngời mới tốt. Người khác lại bảo nấm to bự đó là nấm phá gỗ, tốt gì mà tốt, phải nấm nhỏ có chân gọi là nấm lim xanh mới tốt. Người khác lại bảo mấy thứ được gọi là lim xanh đa phần là nấm trồng từ Trung Quốc, chẳng tốt gì. Phải nấm mọc trên thân cây, là dòng nấm không có chân… mới tốt! Ai nói Ba nghe cũng thấy tốt. (hết kỳ 1)